Cách bảo quản mực khô chuẩn nhất và xử lý mực khô bị mốc

Sau khi đã mua mực khô thì câu hỏi đặt ra là làm sao bảo quản mực khô như thế nào để được lâu mà không giảm chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số mẹo cũng như giúp bạn xử lý mực khô khi bị mốc hay bị khô cứng nhé!

Như chúng ta đã biết mực khô là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, cũng là một đặc sản của vùng biển Việt Nam, chính vì thế mỗi lần mua bạn thường có xu hướng mua nhiều không chỉ để thưởng thức một bữa mà dành phần cho những bữa tiếp theo hay dịp đãi khách gần xa. Chính vì thế bạn cần biết cách bảo quản mực khô đúng cách để được lâu mà khi lấy ra để chế biến lần tiếp theo cũng không giảm đi hương vị của mực. Đối với những bạn chưa biết cách bảo quản mực khô thì mình sẽ giúp bạn xử lý mực khô bị mốc hay bị cứng đúng cách nhé!

Cách bảo quản mực khô chuẩn nhất

Sẽ có những lúc những con mực được di chuyển trên đường vì thế mình sẽ chia thành 2 cách bảo quản đó là cách bảo quản mực khô khi không có tủ lạnh và cách bảo quản mực khô khi có tủ lạnh:

Cách bảo quản mực khô khi không có tủ lạnh

Việc không có tủ lạnh sẽ rất bất tiện trong việc bảo quản độ tươi ngon của món ăn. Tuy nhiên nếu bạn biết cách thì thực phẩm của mình vẫn giữ được chất lượng như bỏ trong tủ lạnh vậy.

Cách bảo quản mực khô

Cách bảo quản như sau: Bạn gói mực vào giấy báo rồi bọc kín trong túi ni lông, cần để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và nơi ẩm ướt.  Cứ khoảng 1 tuần thì bạn lại đem ra phơi nắng 1 lần để vừa ngăn ngừa nấm mốc, giữ mực luôn khô ráo để hương vị thơm ngon của mực khô vẫn thế. Sau đó lại đem cất đi.

Bạn bảo quản như thế chắc chắn rằng hương thơm và chất lượng của mực luôn luôn giữ được ở mức gần như tuyệt đối.

Cách bảo quản mực khô có tủ lạnh

Bảo quản mực khô có tủ lạnh bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian và công như khi không có tủ lạnh nhưng cũng cần chú ý vì hầu hết thực phẩm nào để trong tủ lạnh quá lâu sẽ mất đi hương vị ban đầu và không còn ngon miệng nữa, đặc biệt đối với mực khô chỉ nên bảo quản trong vòng 4 tháng mà thôi, chính vì thế khi mua bạn cũng cần cân nhắc khối lượng so với các thành viên trong gia đình nhé!

Các bước bảo quản mực khô trong tủ lạnh như sau:

  • Bạn bọc mực khô vào trong 2 -3 tờ giấy báo sạch.
  • Sau đó bọc ngoài 2 lớp ni lông và bọc kín để mùi của mực không bị lọt ra bên ngoài ảnh hưởng đến các thực phẩm khác trong tủ
  • Để mực đã được gói hoàn chỉnh và trong ngăn lạnh của tủ.

Lưu ý: Bạn không nên bảo quản mực khô với các loại hải sản khô khác hay những hải sản tươi sống nhé!

Cách xử lý mực khô khi bị hỏng

Ngoài cung cấp cho bạn cách bảo quản mực khô thì mình nghĩ rằng cách xử lý mực khô khi bị mốc hay bị cứng sẽ có nhiều bạn cần đến.

Mực khô bị mốc

Mực khô bị mốc là khi bạn thấy những đốm màu xanh và màu đen trên thân mực, mức độ nặng là bạn sẽ thấy nấm mốc trải đều toàn thân mực còn mức độ nhẹ thì chỉ thấy một đám nhỏ. Về mùi bạn sẽ ngửi thấy mùi hắc mà không còn thấy mùi thơm và tanh nhẹ của mực nữa, và nếu bạn ăn phải mực này sẽ có vị đắng nghét cực kỳ khó chịu.

Cách bảo quản mực khô

  • Cách xử lý sai: Rửa sạch rồi đem phơi nắng sau đó sử dụng bình thường. 

Cách này hoàn toàn sai và có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc cao nhé! Vì nấm mốc dù đã được rửa sạch nhưng chân nấm vẫn bám trên thân mực mà bạn khó có thể phát hiện. Dù bạn có phơi khô đun sôi thì vẫn không tiêu diệt được aflatoxin vì nó là độc tố khá bền vững, vẫn tồn tại ngay cả trong nhiệt độ cao.

  • Cách xử lý đúng: Dùng dao cạo, gọt đi những phần chấm đen rồi đem chế biến bình thường và phải chế biến ngay không để bảo quản nữa. Hoặc bạn ngâm mực với nước ấm khoảng 60 độ trong 15 – 20 phút hay dùng vải sạch tẩm dấm ăn lau sạch hết vết nấm rồi đem đi sấy khô rồi sử dụng tiếp.

Đây là cách xử lý khi nấm mốc nhẹ, đối với nấm mốc nặng quá như đám mốc màu xanh đen dày đặc khắp thân mực thì bạn bắt buộc phải vứt đi vì không thể sử dụng được nữa.

Mực khô bị cứng

Mực khô bị cứng là khi bạn dùng tay bẻ cong mực mà không được. Nguyên nhân có thể là do bạn để mực trong tủ mát quá lâu, hút hết độ ẩm trong mực khô.

Cách xử lý vô cùng đơn giản:

  • Cách 1: Trước khi chế biến để mực ngoài không khí khoảng 1 -1,5 tiếng đợi mực khô mềm ra rồi sơ chế như bình thường.
  • Cách 2: Bỏ mực trong túi kín rồi ngâm với nước khoảng 20 – 25 phút, tránh để mực tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ làm mất đi chất bổ dưỡng.
  • Cách 3: Bỏ mực khô ra ngoài khoảng tầm 15 phút rồi dùng chày đập nhẹ cho tới khi mực mềm ra

Kết luận

Nếu bạn biết cách bảo quản mực khô đúng cách chắc chắn những con mực của bạn luôn giữ được hương vị cũng như độ ngon ngọt của thực phẩm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công việc nội trợ hàng ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top