Rượu nếp nào ngon nhất? Cách chọn loại rượu nếp ngon

Rượu nếp thường được dùng trong các dịp lễ, tết của người Việt. Hương vị của loại rượu này có đặc trưng riêng. Bạn đã biết gì về rượu nếp chưa? Loại nào là rượu nếp ngon nhất? Hãy tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Rượu nếp là gì?

Rượu nếp là một trong những loại rượu truyền thống của Việt Nam được sản xuất từ gạo nếp lên men, rồi đem chưng cất lên thành rượu. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là những hạt gạo ngắn, có màu trắng đục. Nếp cái hoa vàng và nếp cẩm là những loại gạo thường được dùng để làm rượu nếp.

Khi làm rượu nếp người ta sẽ dùng bánh men để tạo ra quá trình thủy phân tinh bột trở thành đường và giúp lên men dịch đường và trở thành rượu, nhờ đó tạo nên hương vị riêng của rượu nếp.

Rượu nếp là một trong những loại rượu truyền thống của Việt Nam được

Rượu nếp nào ngon nhất?

Rượu nếp có một mùi hương độc đáo nên được nhiều người ưa thích và mua uống. Nhưng nhiều người cảm thấy khó để xác định đâu là loại rượu ngon nhất. Theo kinh nghiệm của người kinh doanh rượu, có 5 loại rượu nếp được đánh giá là ngon nhất:

Rượu nếp San Lùng – Lào Cai

Rượu nếp San Lùng -Lào Cai xếp đầu tiên trong danh sách 5 loại rượu ngon nhất. Rượu được làm từ thóc nếp nương có thêm hạt cao lương, khoảng 5%l. Thóc nếp và cao lương được đem ngâm nước và nấu lên thành cơm. Khi cơm chín, lớp vỏ bên ngoài của gạo nứt ra, để lộ ra gạo trắng như được nảy mầm là hoàn thành. Bạn đưa thóc chín ra nong, đợi thóc nguội, mang bột men ra rắc lên và trộn đều với thóc. Sau đó cho thóc vào thùng ủ. Ủ thóc trong một đến hai ngày, khi thóc lên men, có mùi cơm rượu thì người ta đổ nước suối sạch vào tiếp tục ngâm thóc. Cuối cùng đem ra chưng cất.  Thời gian lên men còn tùy thuộc vào thời tiết. Vì thế có thể nhanh hơn hoặc muộn hơn 1-2 ngày. 

Việc chưng cất được tiến hành bằng chảo gang lớn. Từng mẻ thóc khoảng 50 năm một lượt kết hợp cùng với hai mươi lít rượu trong. Rượu này có độ cồn từ 45-50 độ. Rượu San Lùng chỉ cần nhấp một ngụm thôi cũng đủ gây ấn tượng. Chút tê tê đầu lưỡi, hương vị ngọt nhẹ và có mùi men thơm.

Rượu nếp San Lùng – Lào Cai

Rượu nếp cái hoa vàng

Nếp Cái Hoa Vàng được xem là loại rượu nếp ngon nhất và cao cấp. Rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng. Loại gạo nếp này chính là đặc sản của vùng Đông Anh, Hà Nội. Gạo có hạt tròn, dẻo thơm và hương của gạo thơm nồng. Đặc biệt khi đồ xôi hay làm bánh từ loại gạo nếp này rất ngon.

Rượu nếp cái hoa vàng  thường có vị đậm đà nhưng cũng êm dịu. Mùi hương gạo nếp thơm nồng. Nồng độ của rượu nếp cái hoa vàng lớn hơn 45 độ nên có thể dùng uống trực tiếp hoặc dùng để ngâm các loại thuốc khác.

Quy trình nấu rượu nếp cái hoa vàng:

Người ta sẽ chọn những hạt gạo nếp nguyên chất, không bị pha tạp, không phải gạo quá mới nhưng không dùng gạo quá cũ. Thường là loại gạo được gặt khoảng 3 tháng là phù hợp nhất.

Gạo sẽ được đem nấu thành cơm, sau đó tán nhỏ và trộn vào cùng với men rượu. Men rượu dùng làm rượu nếp cái hoa vàng thường được làm từ thuốc bắc và gạo tẻ. Phần cơm rượu này sau đó được đem ủ vào chum khoảng 15-20 ngày. Khi kiểm tra thấy cơm rượu đã được lên men thì cho phần cơm rượu này vào nồi và nấu chưng cất.

Rượu nếp cái hoa vàng

Rượu Gò Đen Long An

Rượu Gò Đen được xem là loại rượu nếp ngon nhất của Việt Nam. Nguyên liệu chính được dùng để làm loại rượu này là từ gạo nếp được trồng ở Gò Đen của Long An. Rượu nếp Gò Đen có nồng độ cao, lên tới 50 độ, cùng hương vị rất đậm đà.

Quy trình chưng cất rượu Gò Đen.

Để làm rượu Gò Đen, phải chọn gạo nếp tròn, mẩy, có màu trắng đục, hương thơm nồng. Nếp ngỗng và nếp hương là 2 loại gạo thường được dùng nhất. Men rượu được sản xuất bởi người Hoa ở vùng Mỹ Tho, Cần Giuộc.

Chưng cất rượu:

Gạo nếp được nấu thành cơm rồi trộn với men rượu đã được tán nhỏ. Cơm rượu được ủ trong các khay sạch trong thời gian khoảng 3 ngày. Khi tới ngày thứ 4, người nấu rượu sẽ mở ra kiểm tra và thêm nước ao hoặc nước mưa đã được lọc vào trong khay. Tiếp tục ủ rượu. Đây là thời gian ủ lỏng. Ủ lỏng kéo dài trong 4 ngày.

Sau 4 ngày ủ lỏng, cơm rượu được lấy ra và cho vào nồi nấu chuyên dụng để chưng cất. Trong quá trình chưng cất, người ta còn thường dùng chính vỏ trấu của gạo ủ rượu để đốt.

Rượu Phú Lễ Bến Tre

Rượu Phú Lễ Bến Tre được đánh giá có hương thơm nồng, đậm. Rượu này thường được đựng trong những cái Tĩn có độ tuổi lên tới hàng trăm năm. Khi việc chưng cất hoàn thành, người ta thu được những giọt rượu nguyên chất. Rượu được cho vào các chum sành rồi chôn dưới đất khoảng 100 ngày. Rượu có mùi vị đâm đà, dịu mà khó có loại rượu nào được như vậy.

Rượu Kim Sơn Ninh bình

Nhắc tới rượu nếp ngon không thể không nhắc tới rượu Kim Sơn của Ninh Bình. Rượu được làm từ gạo nếp và loại men ta cùng hơn 36 loại thuốc bắc. 

Rượu được chưng cất trong thời tiết ôn hòa, với nước giếng khơi theo một quy trình truyền thống từ xa xưa. Rượu Kim Sơn có hương thơm dịu, vị đậm, lắng đọng và cảm nhận rõ khí tỏa đan điền. Rượu được đựng trong các chum sanh nên thường được dùng làm quà biếu. 

Bạn đã từng thử qua các loại rượu nếp trên đây chưa? Nếu có dịp hãy trải nghiệm và cảm nhận sự khác biệt từ loại rượu truyền thống của Việt Nam nhé. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top